Nữ Quyền trong Xã hội Việt Nam tiền thực dân

illustration of hai ba trung

Từ ngàn xưa, phụ nữ Việt đã luôn có được vị thế xã hội và tự do cá nhân cao hơn phụ nữ các nước Đông và Đông Nam Á khác.

Đấy là nhờ nguồn cội mẫu hệ của nước Việt, với ảnh hưởng to lớn từ Đạo Mẫu.

Tín ngưỡng truyền thống này có nguồn gốc từ huyền sử về Mẹ Âu Cơ, người vợ gốc tiên của Cha rồng Lạc Long Quân.

Sau khi ly thân, Âu Cơ dẫn năm mươi con về phương Bắc, tôn con trai cả lên làm vua, lập ra nước Âu Lạc là chính thể nhà nước Việt Nam đầu tiên.

Truyền thuyết này dẫn đến sự hình thành hệ thống đôi bên hai họ của người Âu Lạc, trong đó cấu trúc gia đình phụ hệ và mẫu hệ được kết hợpcả hai họ đều có tầm quan trọng ngang nhau.

Đấu tranh giành độc lập

  • Năm 111 TCN, quân đội Đông Hán xâm chiếm Nam Việt (một vương quốc cổ trải dài giữa TQ và VN ngày nay), sáp nhập nước trên vào nhà Hán.
  • Từ đó mãi đến năm 1427, đế quốc Trung Hoa đã lập ách cai trị Việt Nam 4 lần, nhưng thế lực đô hộ không bao giờ giữ được liên tục hay ổn định.
  • Các cuộc nổi dậy của quần chúng diễn ra liên tục, với phụ nữ đóng vai trò trọng yếu, thậm chí dưới tư cách lãnh đạo.

Những phụ nữ có tầm ảnh hưởng

Trong các vị nữ danh nhân này, nổi bật nhất phải kể đến chị em Hai Bà Trưng. Năm 43 TCN, hai Bà đã dẫn 80.000 binh cùng các nữ tướng đánh đuổi quân Đông Hán.

Nổi danh không kém là Bà Triệu (Triệu Thị Trinh), năm 248 – lúc mới 19 tuổi, đã dấy quân chống lại ách đô hộ nhà Ngô và đạt được một nền độc lập ngắn cho dân tộc..

Nho giáo tại Việt Nam

Trong thời kỳ Bắc Thuộc, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thức và vẫn còn để lại nhiều ảnh hưởng đến bây giờ.

Tam Tòng, Tứ Đức là một trong những bộ nguyên tắc đạo đức trong Nho giáo quy định hành động, lời nói của người phụ nữ và những người đàn ông mà phụ nữ phải tuân theo.

Từ luật lệ triều đình cho đến phép tắc gia đình, từ lệ làng đến thành ngữ và ca dao, những nguyên tắc này được áp đặt một cách hệ thống vào cuộc sống phụ nữ Việt.

Phê phán tư tưởng Nho giáo về phụ nữ và thân phận thấp kém của họ thường được thể hiện qua các tác phẩm văn học.

Một ví dụ điển hình là tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du (1765–1820), ngày nay phổ biến trên toàn quốc và được xem là một kiệt tác.

Đáng chú ý nhất trong Truyện Kiều là khả năng làm nổi bật nỗi đau khổ của người phụ nữ, đồng thời đả kích truyền thống của xã hội phong kiến suy tàn.

Tiêu Biểu cho Nữ Quyền

Hồ Xuân Hương là một nữ thi hào nổi tiếng đầu thế kỷ 19, với tư tưởng đột phá về tự do hôn nhân, về kiếp mẹ đơn thânvề bình đẳng giới.

Những vần thơ công kích chế độ đa thê và các tiêu chuẩn kép vềđạo đức đã khiến các tác phẩm của bà bị cấm lưu hành.

Đấu tranh cho giải phóng

Mặc cho các giá trị Nho giáo vẫn tồn tại ở Việt Nam sau khi thời Bắc Thuộc đã lùi xa, vô số phụ nữ Việt Nam đã vươn lên như những biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng chống lại ách thống trị về văn hóa và chính trị.

Đặc biệt, khi ta hiểu Việt Nam vốn là một chế độ mẫu hệ, cuộc đấu tranh giải phóng phụ nữ khỏi chế độ phụ hệ có thể coi là một phép ẩn dụ cho cuộc đấu tranh giành độc lập của toàn dân tộc Việt Nam

Skip to content