Lịch sử thực dân của đồ ăn đóng hộp ở Việt Nam

Có rất nhiều sản phẩm thiết yếu được yêu thích tại Việt Nam ví dụ như Sữa đặc, pate gan lợn, cá hộp thực chất lại là kết quả của quá trình thực dân hóa từ Pháp và đế quốc Mỹ

Sự ra đời của đồ ăn đóng hộp tại Việt Nam

Vào thế kỷ 19, thực phẩm đóng hộp được đưa vào Đông Dương. Vì khí hậu nóng ẩm nhiệt đới cộng với việc ẩm thực địa phương không hợp khẩu vì thực dân Pháp chủ yếu tiêu thụ thức ăn nhập khẩu được đóng hộp. Cá mòi đóng hộp là một trong những món ăn nổi tiếng thời bấy giờ. Cũng như các nước thuộc địa khác, thực phẩm đóng hộp xuất xứ từ Châu Âu trở thành biểu tượng của sự thượng lưu và thể hiện bản tính trắng (whiteness) trong khi đồ ăn địa phương thì bị coi là thấp kém.

Người Pháp không chỉ từ chối ăn các món ăn được người Việt ăn thường xuyên như cá, nước mắm và sầu riêng mà còn tỏ rõ thái độ khinh biệt đối với những đồ ăn địa phương này

Một món đồ hộp cũng cũng được tiêu thụ rộng rãi và được đưa vào bởi quá trình thuộc địa hóa là sữa bột, sản phẩm này được một công ty Pháp tên là Guigoz đưa vào lãnh thổ Việt Nam thời bấy giờ.

Vào thế kỷ 19, trước khi sữa bột được đưa vào tiêu thụ, thương nhân Tamil từ miền Nam của Ấn Độ đã đưa sữa tươi vào các vùng dân cư khá giả ở Việt Nam, tuy nhiên, những thương nhân này đã bị thực dân Pháp chèn ép ra khỏi thị trường qua các biện pháp quảng cáo mang tính phân biệt sắc tộc và bài ngoại, việc này dẫn đến kết quả là những thương hiệu sữa đóng hộp của Pháp được ưa chuộng hơn hẳn.

Sữa bột thường được tiêu thụ nhiều hơn bởi tầng lớp trung lưu trong khi đó tầng lớp nghèo hơn lại tiêu thụ sữa bằng cách pha sữa đặc với nước

Thời Kì Hậu Thực Dân

 

Sau khi thực dân Pháp và chính quyền Pháp thuộc rời khỏi Việt Nam, số lượng thực phẩm đóng hộp được tiêu thụ giảm, cho đến khi Việt Nam mở cửa xưởng chế biến cá đóng hộp đầu tiên, đi theo đó, những sản phẩm đóng hộp khác như sữa ngày càng trở nên phổ biến

Sữa Ông Thọ, hay còn gọi là Longevity Brand, là nhãn hàng sữa đặc nổi tiếng nhất tại Việt Nam. Khoảng thời gian loại sữa này được đưa vào Việt Nam là sau thời Pháp thuộc và trong thời kì chiến tranh Việt Nam.

Trước năm 1975, sữa đặc được dùng trong cà phê phin, trẻ em ở Việt Nam thời bấy giờ uống sữa pha từ sữa đặc và nước nóng, sữa đặc còn được dùng kèm với bánh mì pháp.

Trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam đang xảy ra, hàng loạt hộp sữa đặc được sản xuất bởi công ty Foremost Dairies của Mỹ được chính quyền bù nhìn tại miền Nam Việt Nam mua để cung cấp cho lính Mỹ.

Sau năm 1975, nhà máy sữa tư nhân bị tịch thu và quốc hữu hóa bởi chính quyền Đảng Cộng Sản Việt Nam, từ đó ra đời công ty Sữa – Cà Phê miền Nam do nhà nước sở hữu, hiện nay công ty này được biết đến với cái tên Vinamilk.

Cho đến ngày nay, Sữa ông Thọ vẫn được sản xuất bởi công ty Vinamilk. Các sản phẩm của công ty này, bao gồm sữa ở thể lỏng, sữa bột, được xuất khẩu đi các nước như Campuchia, Philippines và Úc.

Thực phẩm đóng hộp ở Việt Nam ngày nay.

Hiện tại, sữa đặc được sử dụng trong rất nhiều món tráng miệng và đồ uống, gồm cà phê sữa đá, bơ dầm sữa. Pate, cá mòi đóng hộp thường được kẹp làm nhân trong món bánh mì Việt Nam.

500 tấn đồ hộp được tiêu thụ ở Việt Nam mỗi năm và có chiều hướng tăng. Người Việt Nam chọn đồ hộp bởi tính tiện lợi của chúng, các món đồ hộp được người Việt ưa chuộng nhất phải kể đến Thịt bò, Cá ngừ và Thịt lợn đóng hộp.

Cà phê sữa đá (hay còn gọi “nâu đá”) và  Bánh mì là hai thức quà được biết đến nhiều nhất từ Việt Nam.

Lịch sử và sự phổ biến của thực phẩm đóng hộp đã cho ta thấy được một bức tranh toàn cảnh về di sản của quá trình thực dân hóa của Pháp và ảnh hưởng của chủ nghĩa đế quốc phương Tây tại Việt Nam.

Dù tốt hay xấu, đây là những mảnh ghép lịch sử góp phần tạo nên danh tính của người Việt, vì vậy, việc hiểu biết về lịch sử của dân tộc mình là điều rất cần thiết.

Đồ ăn mà chúng ta tiêu thụ không chỉ đóng góp cho quá trình tạo dựng nên danh tính của người Việt mà chúng còn tượng trưng cho cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc chống lại những thế lực thù địch luôn sẵn sàng chia cắt chúng ta.

Nguồn

“Food Anxiety in Globalising Vietnam” edited Judith Ehlert and Nora Katharina Faltmann

“History in a Tin: The Colonial Past of Vietnam through Canned Food” by Thi Nguyen (Saigoneer)

“Canned food sees through strong growth in Vietnam market” by Thongtan Foodstuff

 

Skip to content